Bà mẹ chia sẻ cách làm sữa gạo lứt cho bé biếng ăn HIỆU QUẢ nhất

“Chào các bạn, mình là Huyền, 29 tuổi. Mình mới gia nhập hội chị em bỉm sữa cách đây không lâu. Con mình mới được tầm 6 tháng tuổi mà lười ăn quá. Vì vậy, mình quyết định áp dụng cách làm sữa gạo lứt cho bé biếng ăn. Sau khoảng 1 tháng thì mình thấy con ăn nhiều hơn, từ đó mà cũng khỏe mạnh, chóng lớn hơn. Để các chị em có thể gạt bỏ đi nỗi lo con biếng ăn, hôm nay mình sẽ hướng dẫn bạn chế biến sữa gạo lứt đơn giản và nhanh chóng nhất nhé!”

1. Có nên áp dụng cách làm sữa gạo lứt cho bé hay không?

Cách làm sữa gạo lứt cho bé

Nhiều chị em mình thấy khá ái ngại khi đề cập đến việc cho con ăn gạo lứt khi còn quá nhỏ. Thật ra, theo các chuyên gia, các bà mẹ có thể áp dụng cách làm sữa gạo lứt cho bé ngay khi bé còn là trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nguy cơ xảy ra sự cố khi cho trẻ ăn loại gạo này không phải không có. Đó là khả năng nhiễm asen hay dị ứng trên da. Song, bạn không cần quá lo lắng về điều này. Nhiễm Asen chỉ có thể xảy ra khi bạn mua gạo không rõ nguồn gốc mà thôi. Còn với việc dị ứng, gạo lứt rất hiếm khi có biểu hiện này sau khi đã được tiêu hóa trong cơ thể. Mình nghĩ các mẹ nên cho con ăn thử một ít trước xem biểu hiện của bé thế nào. Nếu xuất hiện mẩn đỏ thì lập tức cho con dừng ngay để tránh những trường hợp xấu xảy ra.

Theo các chuyên gia, tốt nhất nên cho bé ăn gạo lứt khi đã qua 6 tháng tuổi nhằm bảo vệ hệ tiêu hóa tốt nhất, tránh cho bé ăn những vật cứng khi các cơ quan tiêu hóa chưa hoàn thiện đầy đủ.

Cách làm sữa gạo lứt cho bé

Có thể nói, sữa gạo lứt chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho hệ tiêu hóa và sức khỏe cho bé, cụ thể như:

  • Trong gạo lứt có chứa các axit béo có lợi cho sự phát triển của trẻ
  • Phòng chống tốt táo bón ở bé
  • Cung cấp lượng vitamin cần thiết cho cơ thể về thể chất, trí tuệ
  • Cung cấp protein cần thiết để hệ cơ phát triển
  • Cung cấp năng lượng cho trẻ thoái mái vui chơi, không lo mệt mỏi

– Thành phần dinh dưỡng có trong 100 gam gạo lứt bao gồm:

  • Hàm lượng B1: 0,401mg
  • Hàm lượng B2: 0,093 mg
  • Hàm lượng B3: 5,091mg
  • Hàm lượng B5: 1,493mg
  • Hàm lượng B6: 0,509 mg
  • Hàm lượng B9: 20 mcg
  • Hàm lượng tinh bột: 77,24 gam
  • Hàm lượng đường: 0,85 gam
  • Hàm lượng chất xơ: 3,5 gam
  • Hàm lượng chất béo: 2,92 gam
  • Hàm lượng protein: 7,94 gam
  • Hàm lượng nước: 10,37 gam
  • Hàm lượng canxi: 23 mg
  • Hàm lượng sắt: 1,47 mg
  • Hàm lượng mangan: 3,743 mg
  • Hàm lượng magie: 143 mg
  • Hàm lượng phốt pho: 333 mg
  • Hàm lượng Natri: 7 mg
  • Hàm lượng Kali: 223 mg
  • Hàm lượng kẽm: 2,02 mg

2. Cách làm sữa gạo lứt cho bé trị biếng ăn hiệu quả

Cách làm sữa gạo lứt cho bé theo mình nhìn chung khá đơn giản và dễ thực hiện. Các chị em chỉ cần nghiêm túc thực hiện các bước nấu do mình hướng dẫn dưới đây là được nha!

Cách làm sữa gạo lứt cho bé

Chuẩn bị nguyên liệu làm sữa gạo lứt cho bé

– Hãy mua khoảng 500g bột gạo lứt hay gạo lứt đều được

– Chuẩn bị khoảng 500-600 ml nước lọc tinh khiết

– Chuẩn bị 500 ml sữa mẹ hay sữa công thức đều được

– Một chút đường: 150 gam

Tiến hành cách làm sữa gạo lứt cho bé

– Đổ hết 500 ml nước đã chuẩn bị từ trước vào chiếc nồi lớn, bắc lên bếp, bật lửa đun đến sôi là được.

– Tiếp theo, đổ thêm bột gạo lứt vào, đun trong khoảng 10 phút. Lưu ý là cần khuấy đều tay để hỗn hợp không bị vón cục lại. Cách làm sữa gạo lứt này sẽ giúp cho bé dễ ăn hơn.

– Sau đó, thêm sữa mẹ hay sữa công thức đã chuẩn bị vào. Nêm ít đường cho vừa miệng.

– Tắt bếp, múc sữa ra bát và thổi nguội, cho bé uống ngày 3-4 lần

3. Những lưu ý khi làm sữa gạo lứt cho bé giúp đạt hiệu quả cao nhất

Cách làm sữa gạo lứt cho bé

Khi làm sữa gạo lứt cho bé, để đạt chất lượng sữa tốt nhất, các mẹ cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

– Nên mua gạo lứt cỡ túi nhỏ, vừa lần ăn cho bé. Không nên mua những túi gạo lớn vì nếu bảo quản không tốt thì nó sẽ bị hỏng, ảnh hưởng đến chất lượng sữa gạo khi nấu lên

– Sau khi nấu xong gạo lứt, không để vi khuẩn bên ngoài vì chúng rất dễ bị vi khuẩn tấn công. Bạn hãy cất chúng vào tủ lạnh để bảo quản tốt nhất

– Khi nấu sữa gạo, cần bật lửa nhỏ để sữa dậy mùi, tránh quá lửa gây mùi khét sẽ khiến sữa trở nên cực kỳ khó uống

– Để kích thích bé uống hơn, các chị có thể thêm một số nguyên liệu dậy mùi thơm vào thành phần sữa gạo như: Vani, lá dứa, đường nâu…

Hy vọng, với những chia sẻ của Huyền xoay quanh cách làm sữa gạo lứt cho bé, mong rằng chị em đã đúc kết ra nhiều kiến thức hay ho, bổ ích hơn nữa. Chúc các chị em thành công!

Nguồn: https://dienmayflash.com

5/5 - (1 bình chọn)

Nhắn tin Zalo

Hotline

Gọi lại cho tôi

Nhận báo giá