Mạch điện điều khiển máy tời là một phần không thể thiếu để cấu thành lên một chiếc máy tời điều khiển bằng tay. Nó có vai trò mở/đóng máy tời một cách dễ dàng, thiết bị này vừa hiện đại, vừa mang tính chuyên nghiệp. Hãy cùng xem mạch điều khiển máy tời có gì đặc biệt và cách đấu dây bọ điều khiển tời trong bài viết này nhé!
Mạch điện điều khiển máy tời điện thông thường là loại mạch điều khiển tời đảo chiều, hay được dùng trong một số tời có công suất nhỏ đến vừa. Ví dụ như: tời nhà hàng, tời trong ngành xây dựng, khai thác…
Dàn ý nội dung bài viết tại đây
1. Những tính năng chính của mạch điện điều khiển máy tời
– Tính năng chính của mạch điện đảo chiều cũng có những nét chung trong cấu tạo mạch nhưng vẫn mang một số điểm khác biệt. Bao gồm:
1.1 Chức năng đọc lệnh nhanh
Mạch điện điều khiển tời cho phép đọc lệnh cực nhanh. Điều này giúp người dùng có thể phòng bị tốt nếu rơi vào tình huống mạch mất điều khiển hay thêm chức năng cho điều khiển.
1.2 Thiết kế đẹp mắt
Sự ghi điểm của mạch điện điều khiển tời điện còn nằm ở chỗ thiết kế mạch khá đẹp mắt, tay điều khiển được làm với những đường nét sóng to, khỏe, rơ le cố định, chắc chắn bên trong.
1.3 Chip mạch chất lượng tốt
Mạch điều khiển có chip mạch hoạt động tương đối ổn định, nhờ vậy, hạn chế tối đa tình trạng giao thoa sóng
1.4 Làm việc với công suất cao
Tuy chỉ là phận nhỏ trong cấu tạo máy tời điện nhưng mạch điều khiển lại làm việc được với nhiều loại công suất khác nhau, trong đó có công suất cao nhất đạt đến 400 KW
1.5 Khoảng cách hoạt động
Mạch điều khiển từ xa máy tời hoàn toàn có thể vận hành ngay lập tức ngay cả khi bảng điều khiển đang ở rất xa, tận 100m mà không gặp phải khó khăn nào.Tất nhiên, bạn phải điều khiển trong tình huống không có vật cản đường
1.6 Điều khiển dễ dàng
Máy có bảng điều khiển chỉ với 2 chức năng đóng và mở nên nhìn chung sử dụng dễ dàng, dễ nhớ. Bạn chỉ cần thao tác khởi động chỉ với nút nhấn up/down tời điện để có thể nâng hạ vật dụng cần thiết.
2. Những lưu ý khi sử dụng mạch điều khiển tời
+ Tuy nằm trong bộ điều khiển máy tời nhưng bạn vẫn cần đảm bảo bộ mạch ở nơi khô ráo, không được ẩm ướt vì rất dễ khiến mạch bị ẩm gây nên hiện tượng trục trặc, đơ khi bị ngâm nước
+ Vệ sinh mạch điện trong máy tời chạy điện thường xuyên bằng cách ra cửa hàng hoặc trung tâm bảo dưỡng miễn phí
+ Trước khi vận hành máy cần quan sát bằng mắt thường xem mạch có đổi khác hay hư hại gì không để chắc chắn máy hoạt động trơn tru, bền với thời gian
+ Mạch trong máy nên tuyệt đối không được đè nén bắt cứ vật nặng lên máy vì như vậy sẽ chèn ép mạch điều khiển, khiến chúng dễ hỏng và vỡ nhanh hơn
3. Hướng dẫn cách đấu dây bộ điều khiển tời
Trước khi đi vào tìm hiểu cách đấu dây bộ điều khiển tời, ta cần hiểu cấu tạo và quy ước của máy này ra sao.
3.1 Cấu tạo
Bộ điều khiển gồm:
+ 2 nút lên xuống, mỗi nút nếu ấn 2 lần sẽ tự động tắt chức năng đó ngay lập tức
+ Sợi dây điều khiển (dây mạch điện) có 4 đầu cắm, với 4 chức năng khác nhau và được phân biệt với nhau bằng màu sắc: Trắng, xanh da trời, hồng nhạt, đen. Chức năng của dây nhằm điểu khiển động cơ sao cho trơn tru và suôn sẻ nhất có thể.
+ 4 dây chạy điểu khiển chuyển động cơ bảo gồm 3 đỏ, 2 vàng, 1 nâu.
+ Tay khiển: Chứa tụ điện, tụ có thể thay nhiều loại khác nhau, tuy nhiên phải thích hợp với công suất động cơ.
+ Có 2 động cơ được nối với nhau
- Quy ước: Cần vận hành theo nguyên lý đảo chiều chuyển động của động cơ. Nếu khi dây nối cắm ngược không đúng, cần đưa chúng kết nối theo chiều ngược lại.
- Cách đầu như sau: 2 dây nóng U1 với Z2, còn dây nguội sẽ nối U2 với Z1. Ngoài ra, cuộn dây đi qua chân thứ 3 về N cũng được coi là dây nguội.
3.2 Rơ le
+ Xác định đầu vào nóng – nguội
+ Cho dây nóng đi vào rơ le đồng thời phân phối vào hai chân giữa của 2 rơ le nằm cạnh nhau.
+ Dây nguội màu xanh da trời đi vào khe dưới khe đã nối với dây nóng đồng thời chui vào chân động cơ.
+ Phần dây nóng đầu còn lại được nối với tụ điện.
+ Cho dây nguội kết nối với động cơ trước, chân phải rơ le sẽ bắt nối với dây động cơ theo nguyên tắc đảo chiều.
* Lưu ý: Bạn nên nhìn vào màu sắc để không bị nhầm lẫn khi cắm vào bộ điều khiển vì nếu như vậy rất mất thời gian để thao tác lại. Nếu không biết, bạn có thể tra hướng dẫn để tham khảo chi tiết hơn. Bên cạnh đó, sau khi lắp xong, cần thử cho máy chạy xem đã đúng chưa, còn lỏng ở chỗ nào không. Như vậy sẽ khiến máy bền, lắp chính xác và vận hành trơn tru nhất có thể.
4. Hỏi đáp về mạch điều khiển máy tời
– ” Có thể tự lắp đặt mạch điều khiển tời ở nhà không?”
Trả lời: Bạn hoàn toàn có thể tự làm mạch điều khiển tời nếu bạn có kiến thức về mạch điện. Bạn có thể thử làm với mạch điện từ đồ chơi trẻ em, với các thiết bị đồ chơi hiện đại thì mạch điện của chúng có thiết kế khá tương tự.
– “Mình muốn biết thêm về mạch điều khiển của thang tời?”
Trả lời:
Trước khi biết được mạch điều khiển thang tời bạn có thể cung cấp thêm thông tin cho dienmayflash về:
+ Động cơ mấy pha?
+ Thang ghé mấy tầng?
+ Nút điều khiển đặt ở từng tầng hay chỉ dưới đất?
+ Có các contact hành trình bảo vệ đóng chắc cửa không?
+ Có chế độ bảo vệ nặng quá tải trọng không?
+ Phát hiện tầng dùng cảm biến quang, từ hay contact?
– ” Mạch điều khiển 1 pha thường có cấu tạo như thế nào?”
Trả lời: Đây là cấu tạo của bộ mạch điều khiển trong máy tời điện 1 pha
– ” Nguyên nhân chập mạch điện thường đến từ đâu?”
Trả lời: Nếu trong quá trình máy hoạt động bị chập mạch điều khiển bạn nên kiểm tra lại nguồn điện tải, có thể phích cắm và ổ không khớp, thiết bị máy sử dụng quá tải hoặc mối nối lỏng hở gây ra hiện tượng tia lửa điện khiến cả mạch điện bị dừng. Ngoài ra còn có thể do nhiệt độ thiết bị tỏa ra quá lớn vượt quá sức chịu đựng mạch.
“ Quan sát bằng mắt thường có thể biết được mạch có hư hại gì không?”
Trả lời: Với những loại mạch điều khiển tời điện hiện nay chỉ cần tháo vỏ bên ngoài máy ra là bạn có thể dùng mắt thường quan sát xem máy có bị hở, hay chập dây nối nào không. Hoặc cũng có thể xem mạch có đảm bảo vệ sinh để hoạt động máy hay không.
5. Kết luận
Vậy là, chúng tôi vừa cùng bạn đi tìm hiểu thông tin về mạch điện điều khiển máy tời. Chúc bạn có thêm nhiều kiến thức hay, thú vị sau khi đọc xong bài viết này của chúng tôi!