Xe tời điện chạy trên ray là thuật ngữ còn khá mới lạ với nhiều người nhưng với những ai đang hoạt động trong lĩnh vực thi công, xây dựng, khai thác thì thiết bị này lại trở nên quá đỗi quen thuộc. Vậy xe tời điện chạy trên ray là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tính năng ra sao? Đọc ngay bài viết này để biết thông tin chi tiết!
Dàn ý nội dung bài viết tại đây
1. Xe tời điện chạy trên ray là gì?
Xe tời điện chạy trên ray là thiết bị vận tải, chạy trên một đường ray đơn nhất định dưới dạng treo, giúp con người vận chuyển đồ đạc, hàng hóa mà không tốn thời gian, công sức
Dòng xe này tại thị trường Việt Nam không sản xuất mà chủ yếu chỉ nhập khẩu từ nước ngoài về. Khách hàng khi mua có thể đến các đại lý phân phối chính hãng để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất mà giá lại ưu đãi
2. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của dòng xe tời điện chạy trên ray
2.1 Cấu tạo
+ Trống cáp
+ Hệ thống lái xe (động cơ nâng hạ, động cơ di chuyển xe to-con)
+ Thiết bị điện (tủ điện xe to-con)
+ Khung dầm hộp xe
+ Hệ thống điều khiển (tay điều khiển)
2.2 Nguyên lý hoạt động
Xe tời điện chạy ray được làm dựa trên trống cáp, với nguồn điện áp xoay chiều 380V cung cấp cho động cơ nhờ dây cáp. Do vậy, chúng sẽ tích trữ và giải phóng hệ thống cuộn dây ngay bên dưới toa xe. Từ đó, xe tời sẽ làm việc một cách tự động bằng hệ thống PLC (là hệ thống cho phép điều khiển linh hoạt xe tời nhờ ngôn ngữ đã được lập trình sẵn)
3. Đặc điểm, tính năng, ứng dụng
3.1 Đặc điểm
Xe tời chỉ có thể hoạt động trên đường ray thép hay thanh thép hình vuông với nhiều kiểu dáng cũng như công suất đa dạng, cao nhất lên tới 300 tấn. Bên cạnh đó, toàn bộ phần khung để hàng được lắp đặt trên dầm hộp cầu trục, có điểm cộng cực ít biến dạng và khả năng chịu lực khá lớn
3.2 Tính năng
Thiết bị xe tời điện trên đường ray có nhiều lợi ích vượt trội, vừa đem đến cho người dùng những trải nghiệm tốt, vừa bảo đảm an toàn ở mức tối đa. Một số tính năng chính của dòng xe này là:
+ Giúp chống nổ
+ Có khả năng chống nhiệt độ cao, giúp xe tản nhiệt, luôn mát
+ Được làm dựa trên nguyên liệu cáp 100%
+ Trang bị lỗ nâng giúp việc di chuyển hàng hóa, đồ vật dễ dàng hơn
+ Tuổi thọ máy dài, có độ bền cao
+ Cấu tạo máy khá đơn giản, chi phí mua thấp
+ Tần suất dùng cao, duy trì ổn định
+ Khả năng tải không bị hạn chế
+ An toàn cho người dùng
+ Trang bị dụng cụ nâng thủy lực
+ Công suất làm việc cao, tiêu thụ năng lượng thấp
3.3 Ứng dụng
Thường được sử dụng trong các hầm mỏ, nhà máy đóng tàu để chuyển các bộ phận, chi tiết tàu nhanh gọn nhất. Ngoài ra, chúng còn có thể đảm đương nhiệm vụ vận chuyển vật liệu từ trạm này đến trạm khác hay lưu trữ và vận chuyển hàng hóa trong quá trình sản xuất
4. Làm thế nào để xe tời điện chạy trên ray luôn vận hành tốt?
Để xe vận hành tốt, điều đầu tiên bạn cần làm là phải tuân thủ những yêu cầu sau
– Đường ray không bị biến dạng, nứt mẻ. Đặc biệt bề mặt đường ray phải sạch sẽ, không có vật cản
– Đường ray phải được thiết kế chịu được áp lực tải từ máy cũng như trọng tải của vật nâng hạ
– Đường ray phải được lắp đặt chắc chắn tránh nguy cơ xê dịch ray, độ lồi lõm của đường ray.
– Phải có 2 trục chắn ở 2 đầu và cuối của ray để tránh trường hợp máy tời rơi ra khỏi ray
– Giữa các ray phải được nối với nhau bằng các hàng dây dẫn đồng thời nối dây với hệ tiếp điện.
– Đường ray phải điều chỉnh sao cho vừa được với độ rộng bánh xe máy tời
5. Những câu hỏi liên quan về xe tời điện chạy trên đường ray
– “So sánh xe tời điện chạy trên ray so với tời điện bình thường?”
Trả lời:
+ Giống nhau: Đều dùng để nâng hạ vật, thiết kế nhỏ gọn dễ điều khiển, sử dụng nguồn điện 1 pha hoặc 3 pha
+ Khác nhau: Xe tời điện chạy trên ray phải lắp thêm 1 đường ray chuyên dụng nên phải mất thêm 1 phần chi phí lắp đặt nữa. Xe hoạt động di chuyển liên tục trên cao nên khả năng máy bị kẹt là rất lớn gây khó khăn trong việc sửa chữa máy. Tuy nhiên xe tời điện trên ray có công suất làm việc lớn hơn và có tải trọng nâng hạ cao hơn rất nhiều so với tời điện bình thường.
– “Cụm bánh xe tời điện chạy trên ray như thế nào?”
Trả lời:
Cụm bánh xe gồm hai bánh xe chủ động và hai bánh xe bị động, ổ bi và cốt đồng bộ. Có đường kính từ 150 mm đến 800mm, bề rộng bánh xe từ 60 – 160 mm phù hợp theo tiêu chuẩn của các loại ray Vuông và ray P. Cụm bánh xe được gia công từ phôi thép C45, chịu được mài mòn và chịu được tải trọng lớn. Ngoài để chạy xe tời còn dùng cho các nhà máy sản xuất nhôm, thép, Pa lăng,.. khác.
5. Kết luận
Như vậy, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn: Xe tời điện chạy trên ray là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tính năng thế nào? Hãy chia sẻ bài viết đến cộng đồng để nhiều người biết hơn về loại xe tời thú vị này nhé